Monday, October 10, 2016

Giới Thiệu Môn Phái Thương Vân

4:52 AM


Lịch sử môn phái




Năm Vũ Đức thứ ba, Thiếu Lâm tự Thập tam côn tăng ngay lúc Lý Thế Dân gặp nguy nan, thi triển võ học cao siêu cứu giúp, cũng bắt sống được cháu của Vương Thế Sung là Vương Nhân Tắc. Lý Thế Dân cảm thấy tác dụng của người giang hồ trong chiến tranh là rất lớn, quyết ý âm thầm thành lập một nhánh Huyền Giáp quân bộ đội khác, nhánh bộ đội này được cấu thành từ những cao thủ võ nghệ trong quân, do đứng đầu Thập tam côn tăng Đàm Tông dẫn đầu đảm nhiệm chức vụ thống lĩnh và tổng giáo đầu, tên là Huyền Giáp Thương Vân quân, nhánh bộ đội này lấy bộ hạ cao thủ thành quân, âm thầm ẩn thân, chấp hành những hành động nguy hiểm như ẩn núp, ám sát, tìm tòi bí mật, chặt đầu vân vân, đã mấy lần trong chiến dịch phối hợp với Huyền Giáp tinh kỵ, đưa đến tác dụng to lớn.

Sau khi Lý Thế Dân lên đài, thống soái của Huyền Giáp tinh kỵ được thụ phong Thiên Sách phủ, đảm nhiệm trọng trách vì Lý Đường giám thị giang hồ cùng từng ngóc ngách Đại Đường một cách mật thiết. Còn Huyền Giáp Thương Vân thì được giao cho Lý Tĩnh, trở thành một nhánh bộ đội công kích viễn chinh ngoài biên giới, trong cuộc chiến mang tính diệt quốc giữa Đường với Đột Quyết đưa đến tác dụng trụ cột vững chắc. Đến thời đại của Võ Tắc Thiên, Huyền Giáp Thương Vân quân bắt đầu mở rộng, nhưng Lý Thế Dân vẫn không yên tâm đem thuật chế tạo cùng nơi chế tạo huyền giáp truyền xuống, áo giáp có kiên cố thế nào, cũng không chịu nổi năm tháng phong sương, trong quá trình huyền giáp dần dần hao tổn, Huyền Giáp Thương Vân quân đã phải trải qua nhiều thử thách.

Trong năm Thiên Bảo, Huyền Giáp Thương Vân được truyền vào tay trưởng tôn của Tiết Nhân Quý, “Ngân thương liệt mã” Tiết Trực; còn phó soái chính là người từ tầng dưới chót từng bước một đi lên con đường vinh quang, “Huyết Thủ phượng hoàng” Trường Tôn Vong Tình. Trong doanh còn có những vị tướng dũng mãnh như Phong Dạ Bắc, Tống Sâm Tuyết, huynh đệ Thân Đồ vân vân, bọn họ một mặt thống lĩnh phòng thủ yếu địa chiến lược Nhạn Môn Quan, một mặt quét sạch những man tộc rục rịch sắp động xung quanh lãnh thổ quốc gia, dấu chân từng bắc đến Tây thất vi bộ (một nơi nào đó), tây đến Đại Tuyết sơn, nam đến Đông Nam hải vực… đi đến tận một trận tai ương ngập đầu.


Tương truyền rằng khi Đường Thái quốc công Lý Uyên đóng quân ở vùng Thái Nguyên để ngăn chặn Đột Quyết, đã thành lập nên một nhánh bộ đội tinh nhuệ, được xưng là “Huyền Giáp thiết kỵ”. Lý Thế Dân từng dùng ba nghìn Huyền Giáp thiết kỵ đánh tan hơn mười vạn đại quân của Đậu Kiến Đức, khiến Huyền Giáp quân danh tiếng đại chấn.

Không ngờ Huyền Giáp quân còn có một nhánh bộ đội khác, được cấu thành từ nhân sĩ võ lâm có chí báo quốc, do một trong Thập tam côn tăng được thụ phong Thiếu Lâm võ tăng “Đàm Tông” thống lĩnh. Nhánh bộ đội này chuyên làm những công việc đặc thù như xông trận, công kích, phá hoại sau lưng địch, cũng không được nhiều người biết đến, tên là “Huyền Giáp Thương Vân”.

Sau khi Lý Thế Dân đăng cơ phân chia Huyền Giáp quân, Huyền Giáp thiết kỵ trở thành cấm vệ quân bộ đội trong hoàng cung, Bách Kỵ trú đóng ở phụ cận hoàng cung, về sau dần trở thành vật trang trí, anh hùng không đất dụng võ. Còn bộ đội đặc thù của Huyền Giáp quân, Huyền Giáp Thương Vân liền chuyển giao cho Lý Tĩnh.

Đến thời đại của Võ Tắc Thiên, Huyền Giáp binh bắt đầu mở rộng, sau khi Lý Long Cơ đăng cơ thì Huyền Giáp thiết kỵ càng mở rộng hơn gấp mười lần, nhưng sức chiến đấu lại không mạnh bằng lúc trước. Lúc này, Lý Long Cơ nhớ đến một vị danh tướng Đường sơ khác – hậu nhân của Tiết Nhân Quý – Tiết Nột. Con thứ của Tiết Nột nhận mật chiếu của Huyền Tông vào cung, chính thức được giao cho chức vị thống soái Huyền Giáp thiết kỵ. Sau đó, Tiết gia quân bị điều đi binh gia trọng địa mà ngày xưa Lý Đường từng đóng quân. Thống lĩnh Huyền Giáp Thương Vân Tiết Trực, Phó thống lĩnh “Huyết Thủ phượng hoàng” Trường Tôn Vong Tình gặp “Cửu Thiên” tại Nhạn Môn Quan. Lúc này, ở quan ngoại càng là gió giục mây vần. Rục rịch muốn động không chỉ có Đột Quyết, mà còn có Tiết độ sứ tay cầm binh quyền ba trấn – An Lộc Sơn.

Mật chiếu này có khả năng cứu vớt Đại Đường khỏi nước sôi lửa bỏng hay không, bánh xe lịch sử rồi sẽ chuyển hướng về phương nào? Âm mưu của những gia tộc có dã tâm dần dần trồi lên mặt nước, mũi nhọn chỉ về chính nơi đứng đầu trong thiên hạ cửu quan, vùng giao tranh của binh gia từ xưa đến nay – Nhạn Môn Quan.

Đại sự kiện

Nhạn Môn chi thương

An Lộc Sơn vì để trừ cái đinh trong mắt Thủ tướng Trưởng Tôn Vong Tình và Tiết Trực của Nhạn Môn Quan, dùng kế một hòn đá bắn chết hai con chim, cố ý khơi mào chiến tranh biên quan, trong lúc biên quân Nhạn Môn Quan trấn áp loạn quân người Hề (một dân tộc thiểu số thời xưa ở TQ) thì thừa dịp loạn sát nhập, một lần tiêu diệt cả thủ quân Nhạn Môn cùng loạn quân người Hề, lập được đại công.

Trận chiến này đám người Tiết Trực, Thân Đồ Tiếu vì bảo hộ những huynh đệ còn lại đào sinh, không cho chân tướng vĩnh viễn chìm sâu vào cát bụi, chết trận sa trường. Những người còn sống uỷ thác Nhan Chân Khanh muốn báo cáo chân tướng cho vua Đường, lại bị vua Đường cho là mọi người đố kỵ An Lộc Sơn công cao, trái lại chỉ ra tổn thất trong trận này cùng Tiết Trực năng lực dụng binh không đủ có quan hệ trực tiếp.

Mọi người thấy hoàng đế thiên vị An Lộc Sơn như vậy, quyết định dựa vào chính mình vì những tướng sĩ đã chết đi rửa oan, tự tay đâm kẻ thù. Mọi người tại Nhạn Môn Quan dưới sự chỉ huy của phó soái Trưởng Tôn Vong Tình, thành lập “Thương Vân”, cũng dưới “Thương Vân kỳ” lập huyết thề đời này không phụ những anh linh huynh đệ Thương Vân chết trận.

Rút lui khỏi Nhạn Môn Quan

Năm Thiên Bảo thứ mười bốn, An Sử chi loạn bạo phát, phần lớn địa khu phương bắc rơi vào tay giặc, để bảo tồn chiến lực, Thương Vân rút lui khỏi Nhạn Môn Quan, tiến hành một loạt đối kháng du kích với Lang Nha quân.

Thương Vân bảo phía dưới Thái Hòa bảo trải qua mười năm tu sửa đã trở thành một toà pháo đài dưới đất khổng lồ hoàn thiện, lúc đại bộ đội Thương Vân rút lui thì để lại một nhóm người ẩn núp ở nơi này, đợi Lang Nha phong mang qua đi, lại sớm có liên lạc với bộ đội chủ lực của Quách Tử Nghi nội ứng ngoại hợp, thu phục Nhạn Môn Quan.

Chiến dịch Tĩnh Biên Quân

Thành Tĩnh Biên Quân, cứ điểm chiến lược trọng yếu của Hà Đông, mới đảm nhiệm Sóc Phương Tiết độ sứ Quách Tử Nghi sau khi lãnh đạo Sóc Phương quân đột phá nơi hiểm yếu Sát Hổ Khẩu (một trong những quan ải quan trọng ở tỉnh Sơn Tây), nhiệm vụ chủ yếu là thu phục nơi đây. Nhưng thành Tĩnh Biên Quân vốn là để chống lại Hung Nô mà xây, thành luỹ kiên cố, dễ thủ khó công, nếu đột kích chính diện sẽ tổn hao rất lớn. Quách Tử Nghi gửi lời thỉnh cầu đến Thương Vân, hy vọng có thể mượn lực Thương Vân phá huỷ từ bên trong, để làm loạn quân tâm Lang Nha quân trong thành.

Sau khi Phong Dạ Bắc định ra phương án, lệnh thống lĩnh Vương Bất Không của Thương Vân quân mang theo một nhánh tinh nhuệ trong doanh nhân lúc trời tối lẻn vào trong thành. Vì An Lộc Sơn cũng không quá coi trọng thành Tĩnh Biên Quân, Lang Nha quân tuy có địa lợi, lại không có trọng binh dũng tướng. Đám người Vương Bất Không thuận lợi lẻn vào biên thành Tĩnh Biên Quân, đốt lương thảo, giết kẻ địch, trong thành Tĩnh Biên Quân một mảnh hỗn loạn.

Đợi đến khi Quách Tử Nghi nhận được tín hiệu Vương Bất Không phóng ra, liền dẫn quân công thành. Đối mặt với thủ quân Lang Nha tự loạn trận cước, Sóc Phương quân thế như chẻ tre, thuận lợi đánh hạ thành Tĩnh Biên Quân, chém giết hơn ngàn người của Hồ Kỵ Thất. Chiến dịch Tĩnh Biên Quân này, Thương Vân công mà như không, An Lộc Sơn mới biết được bộ phận còn sót lại của Tiết Trực năm đó đã lớn mạnh thành một quân đội đặc thù không thể khinh thường, thề phải nhổ cỏ tận gốc.

Chiến dịch giành lại Nhạn Môn Quan

Sau khi giành lại cứ điểm chiến lược Hà Đông, tiến vào bên trong đầu cầu bảo thành Tĩnh Biên Quân. Sóc Phương Tiết độ sứ Quách Tử Nghi “độc ích hề kinh” (tự mở ra một con đường mới), né qua chủ lực và hướng chủ công của Lang Nha, đi qua Đông Hình quan không được người bình thường coi trọng tấn công Nhạn Môn Quan có danh xưng là “Đệ nhất thiên hạ quan”.

Nhạn Môn Quan đối với mọi người trong Thương Vân có ý nghĩa trọng đại, Trưởng Tôn Vong Tình dẫn theo toàn bộ thành viên Thương Vân hợp tác với Sóc Phương quân xuất chiến. Thân Đồ Viễn dẫn đầu các tướng sĩ trong doanh Phi vũ vạn tên tề phát, bắn chết Lang Nha quân trên quan thành. Cùng lúc đó, Tống Sâm Tuyết dẫn theo tướng sĩ trong doanh Tiên phong hiệp trợ Sóc Phương quân từ bên phía đông công thành. Vương Bất Không dẫn theo tướng sĩ trong Huyền Giáp Thương Vân quân từ ám đạo lẻn vào Thương Vân bảo, tiến vào trong Nhạn Môn Quan ném đá lửa hủy hoại kho lương thảo trong thành. Tướng sĩ ở cửa nam để bảo vệ lương thảo, một bên chiến đấu kịch liệt cùng Thương Vân quân không biết từ chỗ nào nhảy ra, một bên đem lương thảo dời đi, cả tự lo còn chưa xong, càng không cách nào đến Đông Môn trợ giúp. Song lúc này, đám người Trưởng Tôn Vong Tình, Phong Dạ Bắc, Yến Ức Mi cũng đã từ mặt bắc mà Lang Nha không có thời gian quan tâm âm thầm vào quan. Đám người Trưởng Tôn Vong Tình từ bắc đến đông, mở một đường máu cùng đại quân Sóc Phương quân hội hợp, nơi đi qua đều như cảnh tượng tử thần quá cảnh, khiến tướng sĩ Lang Nha quân triệt để tan tác từ trong lòng.

Lang Nha quân đa mặt thụ địch quân tâm đã loạn cuối cùng bỏ thành mà chạy, một trận này đánh thông cứ điểm trọng yếu Hà Tây, Hà Đông, rốt cục lại lần nữa trở về trong tay Đường quân, Thương Vân cũng vì vậy mà danh tiếng đại chấn.

Để bảo đảm cửa khẩu trọng yếu trên chiến tuyến đông tiến không lại rơi vào tay địch, Quách Tử Nghi đem trách nhiệm thủ quan giao phó cho Thương Vân, Thương Vân quân lưu lạc bên ngoài gần một năm lại lần nữa trở lại cố hương thứ hai của bọn họ.



Giang hồ trong mắt Thương Vân

Đối với triều đình

Dưới con mắt của những người còn sống của thủ quân Nhạn Môn Quan, nhìn vào An Lộc Sơn đường làm quan suôn sẻ, Lý Lâm Phủ, Dương Quốc Trung lấy thúng úp voi, bọn họ rất căm hận những gian thần che mờ hai mắt hoàng đế này, cũng lo lắng cho thế cục tương lai. Bọn họ một khắc cũng không quên nợ máu cùng nỗi nhục ở chiến dịch Nhạn Môn Quan, tín niệm báo thù rửa oan vẫn luôn chỗng đỡ cho bọn họ tiếp tục sinh tồn, hơn nữa càng ngày càng mạnh.

Bởi vì từng bị phản bội, mọi người trong Thương Vân với người ngoài cực kỳ không tín nhiệm, thậm chí đối với đám người Quách Tử Nghi giúp đỡ mình, Thương Vân cũng chỉ cho rằng tạm thời có lợi với mình. Đối với những người từng phản bội hay có thể sẽ phản bội mình, Thương Vân tuyệt không nhân nhượng. Kẻ phản bội nếu có một ngày rơi vào trong tay bọn họ, bất luận là có lý do khổ tâm gì, đều không chút lưu tình.

Đối với bạn bè

Bọn họ tin tưởng, chỉ có những người đã trải qua tử vong giống bọn họ nhưng vẫn giữ nguyên lòng trung thành với chiến hữu, mới có thể được tín nhiệm, mới có tư cách bước vào Thương Vân. Trái lại, đối với người bọn họ công nhận, bọn họ sẽ biểu hiện ra tín nhiệm cực độ, lúc cần thiết, thậm chí còn có thể hy sinh chính mình.

Kẻ thù số một

Lang Nha quân vẫn luôn là kẻ địch hàng đầu của Thương Vân, nếu có người giúp đỡ Lang Nha quân, không ngờ gì cũng sẽ là kẻ địch của bọn họ.

Đối với Thần Sách quân

Sau khi phân đạo dương liêm (tách ra), trong Thần Sách quân có người đầu phục Lang Nha quân, vì vậy tạo thành tổn thất to lớn cho người trong Thương Vân, điều này khiến bọn họ cũng ôm địch ý nhất định với người Thần Sách quân.

Đối với thập đại môn phái khác

Thiếu Lâm – sự tồn tại của Huyền Giáp Thương Vân, không thoát khỏi cái bóng của Đàm Tông đại sư.

Cái Bang – nhân số đông đảo, tam giáo cửu lưu.

Thuần Dương – giữa tướng môn, các thống lĩnh vẫn còn thư từ qua lại.

Thất Tú – nữ tử múa kiếm bên hồ Sấu Tây, có lẽ là thích vẻ anh khí yến suất của chúng ta.

Vạn Hoa – ẩn sĩ trong núi, cả Nhan Chân Khanh đại nhân cũng trốn vào đó.

Tàng Kiếm – công tử tiểu thư đại hộ nhân gia, có điều binh khí không tồi.

Đường Môn – giỏi về tâm kế, nếu gặp phải cẩn thận, binh khí cũng không tệ.

Ngũ Độc – độc trùng của Ngũ Độc mặc dù lợi hại, nhưng người đã chết qua một lần như chúng ta nào có sợ hãi.

Minh Giáo – bất luận bọn chúng lần này trở về Trung Nguyên rốt cuộc có ý đồ gì, đừng cản trở chúng ta báo thù là được.



Nhân vật chủ yếu của môn phái

Đương nhiệm thống soái: Trưởng Tôn Vong Tình

Tiền thống soái: Tiết Trực

Viện thủ: Quách Tử Nghi

Khách khanh: Lý Phục

Quân sư: Phong Dạ Bắc

Thống lĩnh doanh Tiên phong: Tống Sâm Tuyết

Thống lĩnh doanh Phá trận: Vương Bất Không

Thống lĩnh doanh Phi vũ: Thân Đồ Viễn

Thống lĩnh vệ doanh Nữ vệ: Yến Ức Mi

NPC khác: Lý Vô Y, Tiết Kiên

Đương nhiệm thủ lĩnh: Trường Tôn Vong Tình
Quy mô nhân số: Còn sót lại hơn ba trăm người.
Lãnh địa cư trụ: Nhạn Môn Quan
Sở trường môn phái: Vũ khí tiêu chuẩn của môn phái là mạch đao và thuẫn, có thể đồng thời cùng sử dụng hai thứ, cũng có thể bỏ thuẫn cầm hai mạch đao tử chiến đến cùng. Thương Vân am hiểu công kích theo tiểu đội, không chỉ có lực thích ứng cực mạnh và lực sinh mệnh ngoan cường của bản thân, còn có đội phụ trợ, khiến lực chiến đấu của toàn bộ đoàn đội được tăng cường thêm kỹ năng chiến đấu.

Tổng hợp các chiêu thức phái 





Chuyển ngữ: Mộc

1 comment: