Thiếu Lâm Tự được xây dựng tại Bắc Ngụy Hiếu Văn Đế vào năm Thái Hòa thứ 19 (Công Nguyên năm 495). Khi đó một vị thiên trúc tăng Bạt Đà đến từ tây vực đến trung nguyên truyền giáo, được phật tử Hiếu Văn Đế vô cùng kính ngưỡng. Bạt Đà phát hiện dãy núi Thái Thất Sơn nối liền với Thiếu Thất Sơn như tạo ra một đóa hoa sen đang nở, có ý "Hoa trung lập tự". Hiếu Văn Đế bèn phái người xây dựng nên Thiếu Lâm Tự tại Thiếu Thất Sơn cung dưỡng Bạt Đà. Hơn 30 năm sau, Nam Thiên Trúc tăng nhân Bồ Đề Đạt Ma đến được Thiếu Lâm Tự, thu nạp nhiều đệ tử, truyền thụ thiền tông và trở thành vị khai sơn tổ sư của phật giáo thiền tông Trung Hoa.
Đạt Ma, tên đầy đủ là Bồ Đề Đạt Ma, người Nam Thiên Trúc, thuộc dòng dõi Bà La Môn, tự xưng là Phật truyền thiền tông đời thứ 28. Sau 9 năm diện bích tại Tung Sơn Thiếu Lâm Tự, ông quyết định xuất vũ môn du hóa chúng thân. Công Nguyên năm 536, Đạt Ma bắt đầu lưu truyền Thiền Tông tại Trung Quốc. "Trực chỉ nhân tâm, kiến tính thành phật, bất lập văn tự, ngoại giáo bất truyền", được nhị tổ Tuệ Hà, tam tổ Tăng Sán, tứ tổ Đạo Tín, ngũ tổ Hoằng Nhẫn, lục tổ Tuệ Năng và các vị tổ sư hoành dương thiên hạ, dần trở thành tông môn phật giáo lớn nhất Trung Hoa. Hậu thế bèn tôn Đạt Ma làm vị sư tổ của Thiền Tông Trung Quốc, tôn Thiếu Lâm Tự là Thiền Tông Tổ Đình.
Tóm lại, Thiếu Lâm Tự với các chiêu thức võ học biến hóa cùng tấm lòng bao dung được xem là nơi bắt nguồn của các chiêu thức võ thuật trong thiên hạ và trở thành môn phái được người đời kính trọng và ngưỡng mộ.
Năng lực môn phái
Nội dung | Chi tiết |
---|---|
Đặc điểm môn phái | Gồm 2 đường phòng thủ và tấn công, máu nhiều, thủ nội cao, năng lực khống chế đối phương cao. |
Từ khóa | Nội công phòng ngự, phản đòn sát thương. |
Độ khó làm quen | Cao, thao tác phức tạp. |
Ưu điểm | Máu nhiều, phòng thủ nội công cao và khống chế cao, nội ngoại song luyện cân bằng toàn diện. |
Nhược điểm | Khả năng sát thương hơi yếu, khó tiếp cận kẻ thù. |
Vị trí trong tổ đội | Là nhân vật trọng tâm. |
Đánh giá môn phái | Chuyên gia nội công phòng ngự. |
Phân nhánh môn phái
Dịch Cân Thiếu Lâm: Thuộc dạng nhân vật hỗ trợ cận chiến, đơn đấu không phải là sở trường, mà ưu thế nằm ở những trận chiến quy mô, đa dạng trong công thủ, yêu cầu kỹ năng thao tác điều khiển cao.
Nội dung | Đánh giá |
---|---|
Tác chiến đơn đấu | 04 điểm |
Sự cần thiết trong phó bản | 04 điểm |
Tác chiến tổ đội | 04 điểm |
Độ khó thao tác | 04 điểm |
Luyện cấp | 05 điểm |
Tẩy Tủy Thiếu Lâm: "Ta không vào địa ngục, thì ai sẽ vào địa ngục?" - Đây chính là nhân vật có khả năng phòng thủ nội công cao nhất trong tất cả các phái, tung hoành ngang dọc trong chiến trận, đồng thời là mục tiêu sẽ được đối thủ "chăm sóc" chu đáo nhất.
Nội dung | Đánh giá |
---|---|
Tác chiến đơn đấu | 03 điểm |
Sự cần thiết trong phó bản | 05 điểm |
Tác chiến tổ đội | 04 điểm |
Độ khó thao tác | 04 điểm |
Luyện cấp | 03 điểm |
Tổng hợp các chiêu thức phái Thiếu Lâm
Nguồn: Zing
No comments:
Post a Comment